22 bình luận về “Giáo trình Lý thuyết hàm suy rộng

  1. datuan5pdes Tháng Năm 3, 2007 / 9:22 sáng

    Để đánh công thức Toán học trong Comments và Entry, bạn có thể làm như sau:
    1. Gõ $
    2. Gõ latex
    3. Gõ công thức của mình.
    4. Gõ nốt $.
    Ví dụ:

    \lim\limits_{x\to0} \frac{\sin x}x = 1.

    \int_0^{\infty}\frac{\sin x}x dx = \frac\pi2.

  2. doanchi Tháng Năm 8, 2007 / 8:10 sáng

    Cuốn này có nhiều bài tập không Tuấn. Ở BM mình có cuốn Bài tập HSR đấy, có thể tham khảo trong đó đấy 🙂

  3. datuan5pdes Tháng Năm 8, 2007 / 11:59 chiều

    Bài tập có hai dạng: dạng thứ nhất là các ví dụ, dạng thứ hai là phần bài tập riêng.

  4. elembrob Tháng Năm 10, 2009 / 10:07 chiều

    thưa thầy,em xin hỏi thầy một chút về tích chập.Theo định nghĩa thì tích chập của 2 hàm suy rộng trên R được định nghĩa:
    f*g(\tau) = \int_{-\infty}^{\infty}f(\tau-\xi).g(\xi)d(\xi)
    Vậy làm sao có được kết quả như sau:
    f(\tau)=e_{\lambda}(\tau)=e^{-\lambda.\tau} xác định trên \mathbb R^+
    thì f*f = \tau.e^{-\lambda.\tau}
    bởi nếu theo công thức như trên thì:
    f*f(\tau) = \int_{0}^{\infty}e^{-\lambda.(\tau -\xi)}.e^{-\lambda.\xi}d(\xi)
    =\int_{0}^{\infty}e^{-\lambda.\tau}d\xi
    =e^{-\lambda.\tau}.\int_{0}^{\infty}d(\xi)
    =e^{-\lambda.\tau}.\xi|_{0}^{\infty}=???

  5. datuan5pdes Tháng Năm 11, 2009 / 9:29 sáng

    Hàm f(\tau)=e^{-\lambda\tau} trên \mathbb R^+, \lambda>0 có thể hiểu là hàm xác định trên \mathbb R như sau:
    f(\tau)=e^{-\lambda\tau}, \tau\ge 0
    f(\tau)=0, \tau<0.
    Như vậy
    f*f(\tau)=\int_{-\infty}^{+\infty}f(\tau-\xi)f(\xi)d\xi
    =\int_0^{+\infty}f(\tau-\xi)e^{-\lambda\xi}d\xi
    (f(\tau-\xi)=0 khi \tau<\xi; f(\tau-\xi)=e^{-\lambda(\tau-\xi)} khi \tau\ge\xi)
    = \int_0^\tau e^{-\lambda(\tau-\xi)}e^{-\lambda\xi}d\xi=\tau e^{-\lambda\tau}.

  6. datuan5pdes Tháng Năm 11, 2009 / 9:32 sáng

    Chú ý để gõ công thức em phải thêm “latex”

  7. elembrob Tháng Năm 11, 2009 / 7:56 chiều

    hịc, em quả là sơ xuât, cảm ơn thầy tận tình chỉ bảo

  8. trulyperson Tháng Chín 9, 2009 / 10:45 sáng

    thầy ơi cho em hỏi phần giáo trình với bài tập trong này cũng là giáo trình với bài tập cho k51a1t ạ?

  9. datuan5pdes Tháng Chín 9, 2009 / 10:48 sáng

    Đúng vậy!

    Tôi xin nhắc thêm một việc: trước khi trình bày, cụ thể vào sáng thứ Hai (sau 9h) hoặc chiều thứ Hai (sau 16h) nhóm trình bày nên gặp tôi tại tổ bộ môn giải tích để trao đổi. Chẳng hạn, vào thứ Hai tới (14/09/2009) nhóm I nên gặp tôi.

  10. Thu Tháng Mười Hai 11, 2009 / 8:40 chiều

    Thưa thầy, thầy cho e hỏi đầu bài phần c bài 6 trang 214 sách tiếng anh có gì sai không ạ?
    Em cảm ơn thầy.

  11. datuan5pdes Tháng Mười Hai 12, 2009 / 7:28 chiều

    Tôi không rõ có phải em hỏi bài tập tìm biến đổi Fourier của
    x^3(x^2+4x+3)^{-1}?
    Nếu đúng thì em nói nó sai cái gì?

  12. Thu Tháng Mười Hai 14, 2009 / 8:43 chiều

    Thưa thầy e hỏi bài tập trang 214 chứ không phải trang 172 ạ.

  13. datuan5pdes Tháng Mười Hai 14, 2009 / 9:11 chiều

    Có phải bài
    \delta'(x)*Pf(1/x)=Pf(H(-x)/x^2)-Pf(H(x)/x^2)?
    Nó sai thế nào?

  14. vanduongts Tháng Sáu 9, 2010 / 6:42 chiều

    em chao thay ,em muon hoi thay co quyen bai tap ham suy rong khong a ,neu co thay co the gui vao mail cho em xin khong a ,quyen ma kem ca loi giai hoac co vidu huong dan de tu hoc duoc ah,thanks thay

  15. datuan5pdes Tháng Sáu 10, 2010 / 11:38 sáng

    Chào em! Em muốn tự học môn này cũng không phải khó lắm. Về sách thì tôi có để trong trang web này cả phần lý thuyết và bài tập mà tôi dạy cho năm thứ 4 ngành Toán. Tôi cũng có giải cụ thể một số bài tập trên trang web. Ngoài ra tôi cũng giới thiệu cuốn bài tập của Zuily. Em có thể lấy trong
    http://www.box.net/shared/uqk1gye7aj
    Cuốn này có hướng dẫn giải khá chi tiết.

  16. daoan Tháng Hai 20, 2011 / 11:23 chiều

    em chào thầy ak. hi.thầy ơi. thầy có tài liệu nào về phương trình vi phân trừu tượng ko ak, thầy cho em xin với ak?

  17. tih Tháng Năm 15, 2012 / 7:59 chiều

    thua thay cho em hoi mot deu ve phep bien doi Fourier
    theo tai lieu cua thay bien doi fourier cua ham $\varphi$ cho boi cong thuc $F\varphi (\xi)= (2\pi)^{-\frac{n­}{2}}\int_{R^n}\varphi(x)e^{-i(\xi, x)dx$ , con em xem trong tai lieu Vladimirov thi duoc cho boi cong thuc $F\varphi (\xi)= \int_{R^n}\varphi(x)e^{i(\xi, x)dx$. tai sao co su khac nhau nhu vay thay giai thich giup em voi. em chan thanh cam on.

    • datuan5pdes Tháng Năm 15, 2012 / 10:55 chiều

      Sự khác nhau này chỉ đơn thuần về hệ số, còn bản chất giống nhau.

      Cách viết của tôi giúp ta viết biến đổi ngược với hệ số giống thế chỉ khác hàm exp (Em xem kỹ nhé).

      Ngoài ra với hệ số như của tôi thì phép biến đổi là một toán tử bảo toàn khoảng cách trong L^2.

      • tih Tháng Năm 16, 2012 / 8:36 chiều

        Em cam on. Nhung hai cong thuc do co tuong duong khong vay thay? neu nhu khong tuong duong tuc la mot ham suy rong co the co nhieu bien doi Fourier ha thay?

      • datuan5pdes Tháng Năm 16, 2012 / 11:28 chiều

        Vì chỉ sai khác nhau hệ số nên các tính chất cơ bản của hai công thức là giống hệt nhau. Như vậy hai công thức chỉ cho ta một phép biến đổi Fourier.

Gửi phản hồi cho vanduongts Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.